Hà Nội: nhiều đại gia "săn" đất nền

Thay vì xin thủ tục làm dự án mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội đã tìm cách mua lại hết dự án hoặc một phần diện tích đất nền tại các đô thị để tập trung xây dựng, đầu tư. Điểm chung, các dự án này phải hoàn thành xong thủ tục pháp lý và có mặt bằng sạch.
Có thể thấy, nguồn cung đất nền tại các dự án đô thị trong nội thành Hà Nội đang trở nên ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, các chủ đầu tư bắt đầu tìm mua lại dự án đất nền có vị trí gần trung tâm, đẹp, pháp lý đầy đủ và đã giải phóng xong mặt bằng.

Theo tìm hiểu của PV, nếu như năm 2013 các chủ đầu tư đều nhắm đến việc mua lại các dự án chung cư thì bước sang năm 2014, xu hướng mua lại dự án đất nền bắt đầu lên ngôi. Cuối năm 2014, cùng với sự khởi sắc của thị trường đất nền, làn sóng thu gom đất dự án bắt đầu bùng nổ. Thu mua dự án đất nền “sạch” thời điểm này, các doanh nghiệp mua được giá thấp, bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ không mất thời gian, tiền để “chạy” dự án.

Chủ đầu tư một dự án đô thị lớn tại khu vực Hà Đông cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đến ngỏ ý muốn mua khoảng vài chục ha đất dự án mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Dự án này có tổng diện tích hơn 300 ha, với lợi thế về hạ tầng đã được kết nối sẵn với các đô thị xung quanh, diện tích đất đã giải phóng xong ¾. Lý do doanh nghiệp muốn bánmột phần dự án là do muốn có đượcnguồn tài chính để tiếp tục triển khai dự án.

“Ba năm qua, thị trường bất động sản sụt giảm đã ảnh hướng lớn đến dòng tài chính của dự án. Trong khi việc tiếp cận vốn với các ngân hàng khó khăn do vậy chúng tôi buộc phải bán bớt một phần. Dự án dừng triển khai lâu, nếu bây giờ có doanh nghiệp tên tuổi vào triển khai, xây dựng biết đâu dự án lại thu hút được khách hàng” vị lãnh đạo doanh nghiệp cho biết.

Theo vị này, điều kiện duy nhất đối tác đặt ra là phần diện tích đất này đã giải phóng xong mặt bằng, các giấy tờ pháp lý đầy đủ.

Còn mới đây, một đại gia bất động sản đã quyết định chi 1.200 tỷ đồng để mua lại gần 10 ha đất có hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) do công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư. Đại diện Sudico cho biết giao dịch nhằm giúp Sudico có thêm nguồn lực tài chính để giải quyết một số vấn đề trước mắt của công ty.

Được biết, giá chuyển nhượng đất liền kề, biệt thự tại hai dự án trên đều ở mức thấp trên dưới 20 triệu đồng/m2. Nếu so với thời điểm 2010-2011, giá bán hiện giảm một nửa. Nhiều doanh nghiệp tính toán, mua dự án thời điểm này giá vẫn đang ở mức thấp,nếu bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được lợi nhuận. 

Nhìn lại thực tế thị trường bất động sản thời gian qua cho thấy phân khúc đất nền vẫn dẫn đầu về khả năng sinh lời. Điều quan trọng, doanh nghiệp phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án. Bởi việc bán nhà trên giấy thời điểm này là không thể.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Minh Thuận, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà, đánh giá thị trường M&Abấtđộng sảnđang diễn ra khá sôi động, đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội. Số lượng chủ đầu tưgiảm đi sau quá trình thanh lọc của thị trường nhưng đó lại là một thế lực mới có tiềm lực thực sự. Sau giai đoạn khủng hoảng, thị trườngbấtđộng sảnđang bước vào một chu kỳ mới, một cuộc chơi mới quy củ và minh bạch hơn.

Một nhóm mới đang dần lộ diện tạo nên thế lực mới trên thị trường địa ốc, sẽ ngày càng sáng tỏ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững. Hàng trăm dự án bị ngưng trệ chứng tỏ nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn. Vì thế, cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục đầu tư, xác định giá đất… để giảm khó khăn, giúp doanh nghiệp tạo đà, bắt nhịp mới năm 2015. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét